[GEE Cơ bản #1] Hướng dẫn thêm một tập ảnh trong Google Earth Engine

English version here.

Mở đầu

Trong trình duyệt web, vào trang chủ Google Earth Engine: https://earthengine.google.com/ Click vào Datasets ở góc trên bên phải.

Trong data catalog của GEE chúng ta có rất nhiều loại dữ liệu, hôm nay chúng ta sẽ làm việc với dữ liệu Landsat.

Click vào ký hiệu cuối dòng code này sẽ dẫn chúng ta tới script mẫu trong https://code.earthengine.google.com/, được viết bằng ngôn ngữ Javascript:

image

Nếu bạn chưa đăng nhập, chúng ta sẽ phải đăng nhập bằng tài khoản google.

Giải thích các dòng code

Dòng code đầu tiên: sử dụng từ khóa var tạo biến dataset, biến này sẽ chứa tập hợp ảnh Landsat 8 Collection 2 Tier 1 calibrated top-of-atmosphere (TOA) reflectance của GEE.

var dataset = ee.ImageCollection('LANDSAT/LC08/C01/T1_TOA')

(Tập hợp ảnh là một nhóm các ảnh cùng loại trong Earth Engine. Ví dụ như, tất cả ảnh Landsat 8 trong GEE là một tập hợp ảnh)

Dòng code thứ 2 lọc các ảnh trong thời gian từ 1/1/2017 đến 31/12/017

                  .filterDate('2017-01-01', '2017-12-31');

Dòng code thứ 3 tạo biến trueColor432 chứa các kênh màu thực 4, 3 và 2.

var trueColor432 = dataset.select(['B4', 'B3', 'B2']);

Dòng code thứ 4 tạo biến trueColor432Vis xác định giá trị max là 0.4 và min là 0.0

var trueColor432Vis = {
  min: 0.0,
  max: 0.4,
};

Dòng code thứ 5: Hàm Map.setCenter cho GEE biết nên xem bản đồ ở tọa độ nào, với mức độ zoom nào.

Map.setCenter(6.746, 46.529, 6);

Tại thanh công cụ phía trên bên trái, chuyển từ tab Scripts sang tab Docs. Gõ Map.setCenter  vào phần tìm kiếm/search bar của Docs → Khoảng giới hạn phóng to thu nhỏ là 0 đến 24.

Chúng ta thay đổi tham số thứ 3 của hàm, số nhỏ hơn để thu nhỏ/zoom out, số lớn hơn để phóng to/zoom in.

Tất cả các tham số đều thay đổi được, các bạn hãy vào phần Docs đọc thêm về các hàm được sử dụng và thử thay đổi các tham số nhé.

Dòng lệnh cuối sử dụng hàm Map.addLayer sẽ giúp đưa tập ảnh Landsat với kênh 4, 3, 2 vào cửa sổ bản đồ, và giá trị hiển thị sẽ giới hạn từ min = 0.0 đến max = 0.4.

Map.addLayer(trueColor432, trueColor432Vis, 'True Color (432)');

Lớp dữ liệu True Color (432) sẽ được thêm vào map view.

Rút gọn code

Thay vì tạo nhiều biến khác nhau, chúng ta có thể thu gọn đoạn script này thành:

var dataset = ee.ImageCollection('LANDSAT/LC08/C01/T1_TOA')
                  .filterDate('2017-01-01', '2017-12-31');

Map.setCenter(6.746, 46.529, 6);
Map.addLayer(dataset, { min:0.0, max: 0.4, bands: 'B4,B3,B2' }, 'True Color (432)');

Các bạn cũng có thể thử với những dữ liệu khác mà GEE có sẵn nhé.

Video hướng dẫn thêm tập ảnh trong Google Earth Engine:

Related Posts

Hướng dẫn tải ảnh viễn thám miễn phí – Phần 2: Copernicus Open Access Hub

Hệ sinh thái không gian dữ liệu Copernicus – Copernicus Data Space Ecosystem hiện nay được thiết kế bởi Sentinel Hub và gồm 3 trình duyệt tải ảnh chính: Trong phần 2 của Chuyên…

Hướng dẫn tải ảnh viễn thám miễn phí – Phần 1: EO Browser của Sentinel Hub

Hệ sinh thái không gian dữ liệu Copernicus – Copernicus Data Space Ecosystem hiện nay được thiết kế bởi Sentinel Hub và gồm 3 trình duyệt tải…

SPOT – Thế hệ vệ tinh quan sát Trái đất

SPOT (tiếng Pháp: Satellite Pour l’Observation de la Terre) là một hệ thống vệ tinh chụp ảnh Trái đất quang học có độ phân giải cao thương…

Satellite – Dòng thời gian phát triển Vệ tinh (Phần 3)

Phần 3: Vệ tinh quang học cung cấp ảnh miễn phí – Optical satellite imagery free 1. Chương trình vệ tinh Landsat từ năm 1972 đến nay…

Satellite – Dòng thời gian phát triển Vệ tinh (Phần 2)

Phần 2: Từ Lần phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên đến Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) Năm 1958 – Mỹ phóng vệ tinh nhân tạo…

Satellite – Dòng thời gian phát triển Vệ tinh (Phần 1)

Phần 1: Từ ý tưởng ban đầu đến lần phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên năm 1957 Khái niệm về vệ tinh? Vệ tinh là mặt…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *