Hệ sinh thái không gian dữ liệu Copernicus – Copernicus Data Space Ecosystem hiện nay được thiết kế bởi Sentinel Hub và gồm 3 trình duyệt tải ảnh chính:
- Trình duyệt EO Browser của Sentinel Hub.
- Trình duyệt Copernicus Open Access Hub – sẽ đóng cửa vào cuối tháng 10/2023.
- Trình duyệt Copernicus Data Space Ecosystem – thay thế cho trình duyệt Copernicus Open Access Hub.
Trong phần 2 của Chuyên mục hướng dẫn tải ảnh vệ tinh viễn thám, OpenGIS chia sẻ hướng dẫn tải ảnh từ trình duyệt Copernicus Open Access Hub. Tuy nhiên đây là Blog OpenGIS Việt Nam làm để kỷ niệm gần 9 năm hoạt động (từ năm 2014) của trình duyệt này. Bởi vì nó sẽ ngừng hoạt động vào cuối tháng 10 năm 2023 và thay thế bằng trình duyệt Copernicus Data Space Ecosystem.
Trình duyệt Copernicus Open Access Hub của Sentinel Hub lưu trữ dữ liệu ảnh viễn thám miễn phí từ vệ tinh Sentinel-1, Sentinel-2 và Sentinel-3.

Các bước hướng dẫn tải ảnh viễn thám miễn phí từ Copernicus Open Access Hub
Bước 1: Truy cập đường dẫn để vào trang web, URL: Copernicus Open Access Hub.
- Chọn Open Hub để dẫn đến trang web chính.

Bước 2: Đăng ký tài khoản.


- Sau khi đăng ký tài khoản và xác nhận kích hoạt tài khoản qua email đã đăng ký, người dùng đăng nhập lại vào trình duyệt để sử dụng.
Bước 3: Chọn vùng dữ liệu cần tải ảnh.

Sử dụng các thanh công cụ của trình duyệt để chọn khu vực nghiên cứu như sau:
- Mục số 1: Chọn nền bản đồ tương ứng.
- Mục số 1-1: Bản đồ nền Open Street (đường).
- Mục số 1-2: Bản đồ nền Địa hình.
- Mục số 1-3: Bản đồ nền Vệ tinh.
- Mục số 2: Thanh di chuyển bản đồ - Navigation Mode.
- Mục số 3: Thanh vẽ vùng nghiên cứu - Area Mode.
- Mục số 4: Khu vực nghiên cứu đã vẽ.
Bước 4: Chọn thời gian tải ảnh.

Trong mục Advanced Search, có 4 mục lựa chọn người dùng cần quan tâm.
- Sort By: Lọc bởi
- + Ingestion Date: Ngày thu nhận.
- + Sensing Date: Ngày cảm nhận/phát.
- + Tile Id: theo ID.
- Order By: Đặt bởi
- + Descending: Hướng vệ tinh giảm dần.
- + Ascending: Hướng vệ tinh tăng dần.
- Sensing period: Khoảng thời gian cảm nhận.
- Ingestion period: Khoảng thời gian thu nhận.
Bước 5: Chọn dữ liệu vệ tinh cần tải ảnh viễn thám.
Hiện tại trong trình duyệt này chỉ cung cấp 3 nguồn ảnh miễn phí là Sentinel-1 (Radar), Sentinel-2 (Quang học - Optical), Sentinel-3 (Thời tiết). Tùy thuộc vào nhu cầu của người dùng mà chọn nguồn vệ tinh phù hợp.
Đối với sứ mệnh Sentinel-1, có 5 mục cần lưu ý lựa chọn khi tải ảnh:

- Mục 1 - Satellite Platform: Nguồn vệ tinh, chọn vệ tinh tương ứng.
- + Sentinel-1A: S1A_*
- + Sentinel-1B: S1B_*
- Mục 2 - Product Type: Nguồn định dạng dữ liệu. Thông thường, các nhà nghiên cứu thường sử dụng 2 nguồn dữ liệu là SLC và GRD. Tìm hiểu thêm tại đây.
- + SLC - Level-1: Single Look Complex - dữ liệu chứa thông tin về biên độ và pha, dạng xiên và cần phải chuyển đổi về dạng phẳng.
- + GRD - Level-1: Ground Range Detected Level-1 - dữ liệu được chuyển về cùng dạng elipsoid Trái Đất, mất giá trị pha.
- + OCN - Level-2: sản phẩm Level-2 tiêu chuẩn cho các ứng dụng gió, sóng và dòng chảy - sản phẩm Đại dương Cấp 2 (OCN).
- + RAW - Level-0: sản phẩm dữ liệu thô của Sentinel-1.
- Mục 3 - Polarisation: sự phân cực. Tìm hiểu thêm tại đây.
- + HH: phát tín hiệu ngang - thu tín hiệu ngang
- + VV: phát tín hiệu dọc - thu tín hiệu dọc
- + HV: phát tín hiệu ngang - thu tín hiệu dọc
- + VH: phát tín hiệu dọc - thu tín hiệu ngang
- + HH+VV: Kết hợp
- + VV+HH: Kết hợp
- Mục 4 - Sensor Mode: Các dạng cảm biến. Tìm hiểu thêm tại đây.
- + SM: Stripmap - Dữ liệu đứt khúc.
- + IW: Interferometric Wide Swath - dải giao thoa rộng.
- + EW: Extra Wide Swath - dải dữ liệu cực rộng.
- + WV: Wave - Sóng.
- Mục 5 - Relative Orbit Number (from 1 to 175): Số quỹ đạo tương đối.
Đối với sứ mệnh Sentinel-2, có 4 mục cần lưu ý lựa chọn khi tải ảnh:

- Mục 1 - Satellite Platform: Nguồn vệ tinh, chọn vệ tinh tương ứng.
- + Sentinel-2A: S2A_*
- + Sentinel-2B: S2B_*
- Mục 2 - Relative Orbit Number (from 1 to 143): Số quỹ đạo tương đối.
- Mục 3 - Product Type: Nguồn định dạng dữ liệu. Thông thường, các nhà nghiên cứu thường sử dụng 2 nguồn dữ liệu là SLC và GRD. Tìm hiểu thêm tại đây.
- + S2MSI1C: Sự phản xạ đỉnh của khí quyển trong hình học bản đồ.
- + S2MSI2A: hoạt động phản xạ đáy khí quyển trong hình học bản đồ Cấp-2A.
- + S2MSI2Ap: sản phẩm thí điểm về phản xạ đáy khí quyển trong hình học bản đồ cấp 2A, cho đến tháng 3 năm 2018.
- Mục 4 - Cloud Cover: chọn ngưỡng mây. Thông thường người dùng chọn khoảng < 30% mây.
Đối với sứ mệnh Sentinel-3, có 6 mục cần lưu ý lựa chọn khi tải ảnh:

- Mục 1 - Satellite Platform: Nguồn vệ tinh, chọn vệ tinh tương ứng.
- + Sentinel-3A: S3A_*
- + Sentinel-3B: S3B_*
- Mục 2 - Timeliness: Thời gian cung cấp dữ liệu. Tìm hiểu thêm tại đây.
- + Near Real Time: phân phối trong vòng chưa đầy 3 giờ sau khi thu thập dữ liệu.
- + Short Time Critical: phân phối trong vòng chưa đầy 48 giờ sau khi thu thập dữ liệu.
- + Non Time Critical: xác định cho việc giao hàng trong vòng 1 tháng sau khi thu thập dữ liệu.
- Mục 3 - Product Level: Các cấp dữ liệu. Tìm hiểu thêm tại đây.
- + L1: Sự phản xạ đỉnh của khí quyển trong hình học bản đồ.
- + L2: hoạt động phản xạ đáy khí quyển trong hình học bản đồ Cấp-2A.
- Mục 4 - Product Type: Nguồn định dạng dữ liệu. Tìm hiểu thêm tại đây.
- Mục 5 - Instrument: Thiết bị. Tìm hiểu thêm tại đây.
- Mục 6 - Relative Orbit Number (from 1 to 385): Số quỹ đạo tương đối.
Bước 6: Tải ảnh viễn thám.

Dữ liệu minh họa:
- Mục 1: Chọn khoảng thời gian từ 23/09/2022 đến 23/10/2023.
- Mục 2: Chọn vệ tinh Sentinel-1.
- Mục 3: Chọn khu vực nghiên cứu.
- Mục 4: Chọn Search để tiến hành chọn ảnh.
Kết quả các ảnh nằm trong khoảng thời gian lựa chọn:

Xem thông tin dữ liệu tóm tắt (1) của ảnh và chọn tải xuống (2).

=> Tương tự cách tải ảnh với các nguồn ảnh khác (Sentinel-2 và Sentinel-3), người dùng trải nghiệm thêm trên Copernicus Access Open Hub trước khi nó đóng cửa vào cuối tháng 10/2023.
Để tìm hiểu thêm về các thông số và đặc tính chính của Sentinel-1, vui lòng đọc thêm ở "Chuyên mục Sentinel" của OpenGIS Việt Nam.
OpenGIS Việt Nam Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và tham khảo bài viết.
Nguồn tham khảo:
- Copernicus Access Open Hub
- ESA.
- Wiki.