Quỹ đạo cực và quỹ đạo địa tĩnh của vệ tinh khác nhau như thế nào?

Quỹ đạo cực (polar orbit)

Polar-Orbit-678x328

Đúng như tên gọi, các vệ tinh có quỹ đạo cực đi qua các vùng cực của Trái đất từ Bắc xuống Nam.

Các quỹ đạo này chủ yếu ở độ cao thấp từ 200 đến 1000 km. Khi vệ tinh đang ở trên quỹ đạo, Trái đất đang quay bên dưới nó, kết quả là một vệ tinh có thể quan sát gần như toàn bộ bề mặt Trái đất trong khoảng thời gian 24 giờ.

Các quỹ đạo cực được sử dụng để quan sát Trái đất, các ứng dụng như giám sát cây trồng, rừng và thậm chí là an ninh toàn cầu. Nếu một vệ tinh ở trên quỹ đạo cực ở độ cao 800 km, nó sẽ di chuyển với tốc độ xấp xỉ 7,5 km/s.

=> Vệ tinh quỹ đạo cực có thể cung cấp ảnh có độ phân giải không gian cao nhưng độ phân giải thời gian thường không tốt.

Ví dụ: Vệ tinh Landsat, SPOT, NOAA, Worldview…

Quỹ đạo địa tĩnh (geostationary orbit)

Geostationary-Orbit-678x328

Quỹ đạo địa tĩnh là quỹ đạo vòng quanh Trái đất phía trên đường xích đạo theo chiều từ Tây sang Đôngđộ cao khoảng 36.000 km. Bởi vì nó quay theo vòng quay Trái đất, mất 23 giờ 56 phút và 4 giây, các vệ tinh theo quỹ đạo địa tĩnh dường như luôn giữ tại một vị trí cố định. Tốc độ của chúng là khoảng 3 km/s.

Do các vệ tinh trên quỹ đạo địa tĩnh liên tục bao phủ một phần lớn Trái đất nên đây là quỹ đạo lý tưởng cho viễn thông hoặc theo dõi các kiểu thời tiếtđiều kiện môi trường trên toàn lục địa.

=> Vệ tinh quỹ đạo địa tĩnh bao phủ một diện tích lớn bề mặt Trái Đất với độ phân giải thời gian cao tuy nhiên độ phân giải không gian lại thấp.

Ví dụ: Vệ tinh GOES, METEOSAT, GMS…

Video mô tả 2 dạng quỹ đạo:

Ngoài ra còn có các loại quỹ đạo khác như: quỹ đạo địa đồng bộ, quỹ đạo bán đồng bộ, quỹ đạo đồng bộ mặt trời…

References:

http://www.esa.int/Our_Activities/Space_Transportation/Types_of_orbits
https://gisgeography.com/geosynchronous-geostationary-orbits/
https://gisgeography.com/polar-orbit-sun-synchronous-orbit/
https://earthobservatory.nasa.gov/features/OrbitsCatalog/page2.php

Related Posts

Hướng dẫn tải ảnh viễn thám miễn phí – Phần 2: Copernicus Open Access Hub

Hệ sinh thái không gian dữ liệu Copernicus – Copernicus Data Space Ecosystem hiện nay được thiết kế bởi Sentinel Hub và gồm 3 trình duyệt tải ảnh chính: Trong phần 2 của Chuyên…

Hướng dẫn tải ảnh viễn thám miễn phí – Phần 1: EO Browser của Sentinel Hub

Hệ sinh thái không gian dữ liệu Copernicus – Copernicus Data Space Ecosystem hiện nay được thiết kế bởi Sentinel Hub và gồm 3 trình duyệt tải…

SPOT – Thế hệ vệ tinh quan sát Trái đất

SPOT (tiếng Pháp: Satellite Pour l’Observation de la Terre) là một hệ thống vệ tinh chụp ảnh Trái đất quang học có độ phân giải cao thương…

Satellite – Dòng thời gian phát triển Vệ tinh (Phần 3)

Phần 3: Vệ tinh quang học cung cấp ảnh miễn phí – Optical satellite imagery free 1. Chương trình vệ tinh Landsat từ năm 1972 đến nay…

Satellite – Dòng thời gian phát triển Vệ tinh (Phần 2)

Phần 2: Từ Lần phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên đến Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) Năm 1958 – Mỹ phóng vệ tinh nhân tạo…

Satellite – Dòng thời gian phát triển Vệ tinh (Phần 1)

Phần 1: Từ ý tưởng ban đầu đến lần phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên năm 1957 Khái niệm về vệ tinh? Vệ tinh là mặt…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *