Quỹ đạo cực (polar orbit)
Đúng như tên gọi, các vệ tinh có quỹ đạo cực đi qua các vùng cực của Trái đất từ Bắc xuống Nam.
Các quỹ đạo này chủ yếu ở độ cao thấp từ 200 đến 1000 km. Khi vệ tinh đang ở trên quỹ đạo, Trái đất đang quay bên dưới nó, kết quả là một vệ tinh có thể quan sát gần như toàn bộ bề mặt Trái đất trong khoảng thời gian 24 giờ.
Các quỹ đạo cực được sử dụng để quan sát Trái đất, các ứng dụng như giám sát cây trồng, rừng và thậm chí là an ninh toàn cầu. Nếu một vệ tinh ở trên quỹ đạo cực ở độ cao 800 km, nó sẽ di chuyển với tốc độ xấp xỉ 7,5 km/s.
=> Vệ tinh quỹ đạo cực có thể cung cấp ảnh có độ phân giải không gian cao nhưng độ phân giải thời gian thường không tốt.
Ví dụ: Vệ tinh Landsat, SPOT, NOAA, Worldview…
Quỹ đạo địa tĩnh (geostationary orbit)
Quỹ đạo địa tĩnh là quỹ đạo vòng quanh Trái đất phía trên đường xích đạo theo chiều từ Tây sang Đông ở độ cao khoảng 36.000 km. Bởi vì nó quay theo vòng quay Trái đất, mất 23 giờ 56 phút và 4 giây, các vệ tinh theo quỹ đạo địa tĩnh dường như luôn giữ tại một vị trí cố định. Tốc độ của chúng là khoảng 3 km/s.
Do các vệ tinh trên quỹ đạo địa tĩnh liên tục bao phủ một phần lớn Trái đất nên đây là quỹ đạo lý tưởng cho viễn thông hoặc theo dõi các kiểu thời tiết và điều kiện môi trường trên toàn lục địa.
=> Vệ tinh quỹ đạo địa tĩnh bao phủ một diện tích lớn bề mặt Trái Đất với độ phân giải thời gian cao tuy nhiên độ phân giải không gian lại thấp.
Ví dụ: Vệ tinh GOES, METEOSAT, GMS…
Video mô tả 2 dạng quỹ đạo:
Ngoài ra còn có các loại quỹ đạo khác như: quỹ đạo địa đồng bộ, quỹ đạo bán đồng bộ, quỹ đạo đồng bộ mặt trời…
References:
http://www.esa.int/Our_Activities/Space_Transportation/Types_of_orbits
https://gisgeography.com/geosynchronous-geostationary-orbits/
https://gisgeography.com/polar-orbit-sun-synchronous-orbit/
https://earthobservatory.nasa.gov/features/OrbitsCatalog/page2.php