Phần 2: Từ Lần phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên đến Trạm vũ trụ quốc tế (ISS)
Năm 1958 – Mỹ phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên
Sau lần phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Liên Xô, Ngày 31 tháng 1 năm 1958 – Người Mỹ phóng vệ tinh đầu tiên mang tên Explorer-1 vào quỹ đạo, trở thành nước thứ 02 phóng vệ tinh thành công.
Explorer 1 là phản ứng nhanh chóng trước việc Liên Xô phóng Sputnik 1, thành công của Explorer 1 (Vệ tinh do Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA thiết kế, chế tạo và vận hành) đánh dấu sự khởi đầu của Thời đại Không gian Hoa Kỳ.
Nhiệm vụ chính trên Explorer 1 là máy dò tia vũ trụ được thiết kế để đo môi trường bức xạ trên quỹ đạo Trái đất. Sự tồn tại của các vành đai bức xạ này đã được xác nhận bởi một vệ tinh khác của Hoa Kỳ được phóng lên hai tháng sau đó và chúng được gọi là Vành đai Van Allen để vinh danh người phát hiện ra chúng.

(Nguồn: NASA Jet Propulsion Laboratory)
Năm 1959 – Vệ tinh Luna chụp ảnh Mặt trăng của Liên Xô
Ngày 4 tháng 1 năm 1959 – Liên Xô phóng Luna-1 và là vệ tinh đầu tiên đến vùng lân cận Mặt trăng và lần đầu tiên đi vào quỹ đạo nhật tâm.
Ngày 13 tháng 9 năm 1959 – Liên Xô phóng Luna-2 và là tàu thăm dò đầu tiên chạm vào một thế giới khác khi nó va chạm với Mặt trăng.
Ngày 4 tháng 10 năm 1959 – Liên Xô phóng tàu thăm dò Luna-3 đầu tiên chụp ảnh phía xa của Mặt trăng.

(Nguồn: NASA)
Năm 1960 – Vệ tinh thời tiết thành công đầu tiên
NASA phóng Tiros-1, vệ tinh thời tiết đầu tiên được coi là thành công. Nó truyền hình ảnh hồng ngoại về lớp mây che phủ của Trái đất và có thể phát hiện và lập biểu đồ các cơn bão. Điều này bắt đầu chương trình Tiros, sau đó là chương trình vệ tinh thời tiết Nimbus.

(Nguồn: NASA)
Năm 1962 – Vệ tinh liên lạc đầu tiên
Chương trình truyền hình trực tiếp xuyên Đại Tây Dương đầu tiên được phát sóng bằng Telstar-1, một vệ tinh có quỹ đạo thấp. Sau đó, một tập đoàn vệ tinh toàn cầu quốc tế (Intelsat) được thành lập, quản lý một nhóm vệ tinh truyền thông cung cấp các dịch vụ phát sóng quốc tế.

(Nguồn: Science photo library)
Năm 1962 – Canada phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên
Alouette 1 là một đài quan sát tầng điện ly nhỏ được trang bị máy đo tầng điện ly. Vệ tinh được phóng vào năm 1962, đây là vệ tinh đầu tiên của Canada và là vệ tinh đầu tiên được chế tạo bởi một quốc gia không phải Liên Xô hoặc Hoa Kỳ.

(Nguồn: NASA)
Năm 1962 – Anh phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên – Ariel 1
Năm 1964 – Ý có vệ tinh nhân tạo đầu tiên – San Marco 1
Năm 1965 – Pháp phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên
Astérix hay A-1 (ban đầu được gọi là FR.2 hoặc FR-2) là vệ tinh đầu tiên của Pháp. Nó được phóng vào ngày 26 tháng 11 năm 1965 bởi tên lửa Diamant A từ bãi phóng CIEES ở Hammaguir, Algeria. Mục đích chính của nó là thử nghiệm bệ phóng Diamant, mặc dù nó cũng được thiết kế để nghiên cứu tầng điện ly.

(Nguồn: NASA)
Năm 1967 – Úc có vệ tinh nhân tinh đầu tiên – WRESAT
Năm 1969 – Đức có vệ tinh nhân tạo đầu tiên – Azur
Năm 1970 – Nhật Bản phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên
Ōsumi (hay Ohsumi) là vệ tinh đầu tiên của Nhật Bản được đưa vào quỹ đạo. Nó được phóng vào ngày 11/2/1970 bằng tên lửa Lambda 4S-5 từ Trung tâm Vũ trụ Uchinoura bởi Viện Khoa học Vũ trụ và Hàng không, Đại học Tokyo, hiện là một phần của Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA).
Nhật Bản trở thành quốc gia thứ 05 sau Liên Xô, Hoa Kỳ, Pháp và Canada tự mình phóng vệ tinh nhân tạo vào quỹ đạo thành công. Vệ tinh được đặt tên theo bán đảo Ōsumi ở tỉnh Kagoshima, Nhật Bản, nơi đặt bãi phóng. Nhiệm vụ thám hiểm tầng trên của khí quyển.

(Nguồn: JAXA)
Năm 1970 – Trung Quốc phóng vệ tinh đầu tiên
Trung Quốc phóng vệ tinh Đông Phương Hồng 1 hay Đông Phương Hồng nhất hiệu đầu tiên vào quỹ đạo Trái đất bằng tên lửa Trường Chinh, trở thành quốc gia thứ 06 phóng thành công sau Liên Xô, Hoa Kỳ, Pháp, và Nhật Bản. Nó được phát triển dưới sự chỉ đạo của Tiền Học Sâm, hiệu trưởng của Viện Công nghệ Vũ trụ Trung Quốc. Vào thời điểm đó, tổng cộng năm vệ tinh giống hệt nhau được tạo ra.

(Nguồn: Wiki)
Năm 1971 – Trạm vũ trụ đầu tiên được phóng lên
Liên Xô phóng trạm vũ trụ đầu tiên Salyut 1. Nó nguyên khối – được chế tạo và phóng thành một khối. Khi tất cả nguồn cung cấp và thiết bị của nó được sử dụng hết, nó sẽ bị bỏ hoang. Chương trình Salyut tiếp tục cho đến năm 1986.

(Nguồn: NASA)
Năm 1990 – Kính viễn vọng Không gian Hubble
Kính viễn vọng không gian Hubble (tiếng Anh: Hubble Space Telescope, viết tắt HST) là một kính viễn vọng không gian đang hoạt động của NASA. Hubble không phải là kính viễn vọng không gian đầu tiên trên thế giới nhưng nó là kính viễn vọng lớn và mạnh nhất từng được phóng thời đó.
Nó được đưa lên và hoạt động trên quỹ đạo của Trái Đất tại độ cao khoảng 610 km, cao hơn khoảng 220 km so với độ cao quỹ đạo của trạm vũ trụ quốc tế ISS. Với tốc độ di chuyển khoảng 7500 m/s, Hubble có thể quay 1 vòng quanh Trái Đất trong thời gian 97 phút và 15 lần mỗi ngày. Kính Hubble mang tên của nhà thiên văn học Mỹ Edwin Powell Hubble (1889-1953). Đây là kính thiên văn phản xạ được trang bị hệ thống máy tính và một gương thu ánh sáng có đường kính 240 cm.
Hubble được trang bị đầy đủ các công cụ hoạt động bằng năng lượng Mặt Trời, nhằm chụp lại tất cả những hình ảnh của vũ trụ với ánh sáng khả kiến, cực tím (UV) và ánh sáng bước sóng cận hồng ngoại. Tất nhiên, tất cả các thiết bị trên Hubble đều được thiết kế để hoạt động ngoài khí quyển của Trái Đất và nếu đặt Hubble dưới mặt đất, rất nhiều thiết bị sẽ không còn tác dụng nữa. Quỹ đạo của nó bên ngoài bầu khí quyển Trái đất cho phép nó chụp được những bức ảnh sắc nét dẫn đến những đột phá trong vật lý thiên văn, chẳng hạn như xác định tốc độ giãn nở của Vũ trụ.

(Nguồn: NASA)

(Nguồn: NASA)
Năm 1994 – Chòm sao GPS đầu tiên (GPS constellation)
Chòm sao hệ thống định vị toàn cầu (GPS) đầu tiên đi vào hoạt động. Nó bao gồm 24 vệ tinh địa đồng bộ. GPS là hệ thống định vị vệ tinh dựa trên không gian, cung cấp thông tin vị trí và thời gian trong mọi thời tiết, mọi nơi trên hoặc gần Trái đất.

(Nguồn: Wiki)
Năm 1998 – Trạm vũ trụ quốc tế được phóng lên
Trạm vũ trụ Quốc tế hay Trạm Không gian Quốc tế (tiếng Anh: International Space Station, viết tắt: ISS) là một tổ hợp công trình quốc tế nhằm nghiên cứu không gian trên quỹ đạo tầm thấp của Trái Đất, nhờ sự hợp tác của 05 cơ quan không gian: NASA (Hoa Kỳ), RKA (Nga), JAXA (Nhật Bản), CSA (Canada) và 10 trong 17 nước thành viên của ESA (châu Âu).
Trạm vũ trụ Quốc tế được là kết quả của sự hợp nhất hai dự án lớn, nhưng thiếu kinh phí để có thể thực hiện riêng biệt là Trạm vũ trụ Tự do (Freedom) của Hoa Kỳ và Trạm vũ trụ Hòa Bình 2 (Mir-2) của Nga. Ngoài các mô-đun của Hoa Kỳ và của Nga đã được lên kế hoạch, các mô-đun Columbus của Châu Âu (kế hoạch) và mô-đun thí nghiệm của Nhật Bản cũng sẽ được ghép vào trạm.

(Nguồn: NASA, Wiki)
Do quỹ đạo của Trạm vũ trụ Quốc tế trùng với quỹ đạo tầm thấp của Trái Đất (còn gọi là Quỹ đạo LEO – Low Earth Orbit), độ cao cách mặt đất chỉ trong khoảng từ 400 km, trạm có các tấm pin mặt trời rộng, phản chiếu tốt ánh sáng Mặt Trời nên có thể quan sát ISS từ mặt đất. ISS di chuyển trong không gian với vận tốc trung bình là 27.743,8 km/giờ, ứng với 15,79 lần bay quanh Trái Đất mỗi ngày.

(Nguồn: Wiki)
Theo kế hoạch, Trạm vũ trụ Quốc tế sẽ hoàn thành vào năm 2011 và sẽ hoạt động đến năm 2016. Từ năm 2007, ISS đã trở thành vệ tinh nhân tạo lớn nhất trong quỹ đạo Trái Đất, lớn hơn bất kỳ trạm vũ trụ nào khác. Trạm vũ trụ Quốc tế là trạm vũ trụ duy nhất có người thường trực, thực hiện các công việc nghiên cứu.
Kết thúc Phần 2, đón chờ Phần 3 trong các số tiếp theo của OpenGIS.
Tổng hợp từ các nguồn tham khảo:
- NASA.
- JAXA.
- Wiki.
- Sciencelearn.org.nz.